Trang

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2022

GIẢM THIỂU RỦI RO TẠI ĐIỂM HỘI DÒNG (MELT LINE, WELD LINE)

 


Điểm hội dòng (knit line) là điểm mà các dòng chảy của nhựa trong khuôn gặp nhau, điểm hội dòng được phân chia cơ bản thành giao dòng (melt line) và hợp dòng (weld line). Để phân biệt giữa 2 loại này xin vui lòng xem bài GIAO DÒNG VÀ HỢP DÒNG TRONG ÉP PHUN NHỰA

Điểm cần lưu ý là tại điểm giao dòng (melt line), các dòng chảy sau khi gặp nhau thì quá trình chảy tại đó sẽ dừng, tức là nguyên liệu nhựa không còn chuyển động thêm.



Tại điểm hợp dòng (weld line), các dòng chảy sau khi hội lại sẽ có xu hướng hợp thành 1 dòng chảy mới, tức là nguyên liệu có quá trình chuyển động. Việc tiếp tục cùng chuyển động sẽ giúp các thành phần giữa 2 dòng chảy có cơ hội khuếch tán vào nhau.

Để giảm thiểu các rủi ro tại các điểm hội dòng ta cần CẢI THIỆN VIỆC KHUẾCH TÁN vào nhau của 2 đỉnh dòng. Từ đó ta cần phải lưu ý một số vấn đề: 

1. Áp suất của các đỉnh dòng áp vào nhau càng lớn thì càng tốt

- Áp suất càng cao tạo điều kiện áp sát và khuếch tán tốt hơn

- Lưu ý nếu điểm hội dòng tại vùng có độ dày cao thì việc giảm thể tích trong giải nhiệt làm suy giảm nhanh áp suất

- Thời gian áp suất còn tồn tại tại điểm hội dòng càng lớn thì mức độ khuếch tán càng cao

2. Nhiệt độ của các đỉnh dòng tại điểm hội dòng càng lớn thì càng giảm rủi ro

- Nhiệt độ càng cao giúp cho độ linh động của nhựa càng cao, giúp việc khuếch tán vào nhau càng thuận lợi

- Tại điểm hội dòng có thành càng mỏng thì nguy cơ nguội đỉnh dòng càng lớn, rủi ro càng lớn

3. Tốc độ va vào nhau giữa các đỉnh dòng tại điểm hội dòng càng lớn thì khuếch tán càng tốt

- Khi dòng chảy tốc độ cao, các phân tử nhựa linh động và việc va vào nhau tốc độ càng cao thì kết dính càng tốt

- Tuy nhiên tránh hiện tượng chảy quá rối tại điểm hội dòng có thể gây ra hiệu ứng tuột lớp da dòng.

4. Các tạp chất cách dính có ở đỉnh dòng càng làm giảm việc khuếch tán và kết dính của các dòng nhựa

- Dòng chảy thường xô đẩy các thành phần trên bề mặt khuôn và tích tụ nhiều tại đỉnh dòng. Chính vì thế khi chất chống dính xử lý trên bề mặt dư thừa sẽ tích tụ ở đỉnh dòng và tạo ra việc cách dính các dòng chảy.

- Trong công thức có dư thừa thành phần bôi trơn ngoại cũng làm suy giảm cơ lý tính các vết hội dòng.

- Cần lưu ý các thành phần có nguyên lý trồi ra bề mặt: chất bôi trơn (slip agent); chất kháng tĩnh điện (antistatic agent),... cũng là yếu tố làm suy giảm độ kết dính của đường hội dòng.

5. Tại điểm hội dòng cũng là điểm ngộp khí thì việc kết dính cũng giảm đáng kể.

- Trong gia công, ở nhiệt độ cao, nhựa thường có sinh ra một lượng khí có tính dầu - gây cách dính

- Tại điểm ngộp khí, đường kết nối có nguy cơ có nhiều bọt thì cơ lý tính càng suy giảm.

6. Độ dày tại điểm hội dòng cũng quyết định nhiều đến cơ lý tính của đường nối

- Nếu độ dày quá lớn thì độ co nhiệt (giảm thể tích do giải nhiệt) càng lớn, nên gây suy giảm nhanh áp lực đè ép vào nhau, điều này cũng làm giảm độ kết dính của các đỉnh dòng

- Nếu độ dày rất thấp, tức lớp da dòng (lớp nhựa nguội bên ngoài) chiếu tỉ lệ cao thì khi đó nhiệt độ của nhựa rất thấp, rất khó khuếch tán các phân tử vào nhau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tư duy phản biện

Ngày nay người ta nói nhiều đến tư duy phản biện, như là một phương cách tư duy để nhìn thấu trọn vẹn mọi vấn đề. Theo định nghĩa, thì tư du...