Trang

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2024

Tư duy phản biện

Ngày nay người ta nói nhiều đến tư duy phản biện, như là một phương cách tư duy để nhìn thấu trọn vẹn mọi vấn đề. Theo định nghĩa, thì tư duy phản biện (critical thinking) là một quá trình tư duy logic và có hệ thống nhằm đánh giá thông tin một cách khách quan và toàn diện. Nó giúp chúng ta phân tích các lập luận, xác định điểm mạnh và điểm yếu của các ý tưởng, và đưa ra kết luận hợp lý.

Theo cách nói phổ quát hơn, đó chính là cách nhìn vấn đề trên nhiều hệ toạ độ chuẩn mực, một cách logic để mô tả trọn vẹn hơn. Nhìn theo "vô lượng vô ngã", là cách nói theo kiểu người xưa, đó là cách nhìn theo rất nhiều hướng khác nhau (vô ngã) và ở những mức độ liều lượng khác nhau (vô lượng).

Nhưng ngày nay, do yêu cầu ngày càng cao, hệ toạ độ phán xét có thể đã nhiều hơn xưa. Tuy nhiên, tuỳ vào từng chủ đề và lĩnh vực và họ chọn những hệ toạ độ đặc trưng. Nhưng những hệ toạ độ cơ bản nhất thì khá trùng lắp:

- Không gian: Tức là xét vấn đề ở những vị trí địa lý với các đặc thù khác nhau, theo hướng tiếp cận khác nhau.

- Thời gian: Tức là xem xét ở những thời điểm xưa và nay, trước và sau,...

- Liều lượng: Tức là mức độ tăng giảm nhiều ít 

- Cảm xúc: Tức là trên khía cạnh yêu ghét, khen chê, 

- Khẳng và phủ định


Các phương pháp áp dụng trong tư duy phản biện

- Sơ đồ tư duy: Mind map thinking

- Phương pháp Socratic

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tư duy phản biện

Ngày nay người ta nói nhiều đến tư duy phản biện, như là một phương cách tư duy để nhìn thấu trọn vẹn mọi vấn đề. Theo định nghĩa, thì tư du...