Trang

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2019

CÔNG THỨC TÍNH TOÁN ĐỘ DÀY MÀNG BẰNG CÂN ĐOẠN ỐNG MÀNG




Từ công thức cơ bản, có chuyển đổi thứ nguyên (đơn vị) thì ta có công thức tính trọng lượng ống màng:
M[g]= {W[cm] * L[cm] * Mic[micron] * Den[g/cm3]} / 5000
Với:
- M[g]: Là trọng lượng của đoạn ống màng, tính bằng gam
- W[cm]: Là chiều rộng của ống màng bóp dẹp, tính bằng cm
- L[cm]: Là chiều dài của đoạn ống màng, tính bằng cm
- Mic[micron]: Là độ dày của 1 lớp màng, tính bằng micron (1micron = 1/1000 mm)
- Den[g/cm3]: Là tỉ trọng của hỗn hợp nhựa, tính bằng gam/cm3
Với một số loại nhựa nguyên sinh, không sử dụng các thành phần độn, ta có:
* Den (LDPE) = 0.92 g/cm3
* Den (HDPE) = 0.96 g/cm3

Từ đó trong sản xuất, để kiểm tra độ dày của màng, thì ta có công thức
Mic = (5000*M)/(W*L*Den)
Ví dụ: Sản xuất loại màng HDPE, không độn, có chiều rộng ống dẹp W=50cm; cắt đoạn chiều dài L=100cm. Tiến hành cân trên cân điện tử, ta có trọng lượng M= 6.025 gam.
Ta có độ dày: 
Mic = (5000 * 6.025) / (50 * 100 * 0.96)
Mic = (30125)/(4800)= 6.276 micron.
Nếu dùng các dụng cụ đo độ dày, thì ta sẽ có giá trị lớn hơn giá trị tính toán trên, bởi bề mặt của màng là không phẳng tuyệt đối.

Tại sao chúng ta nên dùng biện pháp cân? Bởi:
- Giá trị đo không bao giờ đều giữa các lần đo, giữa các người đo.
- Mỗi vị trí khác nhau trên màng khi đo bằng thiết bị đo độ dày cũng không bao giờ bằng nhau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tư duy phản biện

Ngày nay người ta nói nhiều đến tư duy phản biện, như là một phương cách tư duy để nhìn thấu trọn vẹn mọi vấn đề. Theo định nghĩa, thì tư du...