Trang

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2019

Tỉ số bung nở khi đùn thổi màng polyethylene (PE).

Trong công nghệ thổi màng Polyethlene (PE), khái niệm tỉ số bung nở là một khái niệm rất thường được nhắc tới, thường viết tắt là BUR (Blow-Up Ratio).
Tỉ số bung nở BUR được tính:
BUR=D/d=(2*LFW)/(pi*d)
Với:
* D: đường kính của bóng
* d: đường kính của ống nhựa chảy ra khỏi đầu khuôn
* LFW (LayFlat Width): chiều rộng ống màng bóp dẹp.
* pi: số “pi” = 3,14


Đối với mỗi loại nhựa sẽ có BUR phù hợp, thông thường:
* LDPE: 1,25 - 2,15
* HDPE: 1,75 - 3,75

Tỉ số bung nở này được đánh giá là một thông số có tác động lớn đến chất lượng màng và cả tính ổn định trong gia công.
Dựa vào tỉ số BUR phổ thông, giúp ta chọn lựa đầu khuôn phù hợp cho việc sản xuất quy cách màng yêu cầu bởi khách hàng.

Những tác động khi sản xuất màng với tỉ lệ bung nở nằm ngoài ngưỡng bình quân, người ta thấy như sau:
+ Khi tỉ số bung nở trong sản xuất quá nhỏ, tức việc định hướng phân tử theo hướng ngang (tức vuông góc với chiều kéo của thiết bị) kém. Điều này làm cho các phân tử chủ yếu định hướng theo chiều dọc, chiều kéo của máy (MD), đặc biệt là khi sản xuất màng càng mỏng. Chính vì thế màng dễ bị tước dọc. Ta cũng nhận thấy, với nhựa HDPE thì tính kháng xé rách kém hơn  LDPE, vì thế tỉ số BUR thường đòi hỏi cao hơn.
+ Khi tỉ số bung nở trong sản xuất quá cao, điều này thường gây ra hiện tượng "xì bóng" và bong bóng không định hình ổn định. Khi ra khỏi đầu khuôn, các phân tử chủ yếu định hướng theo chiều dọc, việc kéo căng giãn theo phương ngang sẽ dễ gây mất liên kết giữa phân tử và phân tử. Đặc biệt các phân tử có chiều dài mạch ngắn và không có nhánh ngang. Chính điều này ta thấy LDPE cũng khuyên không nên sản xuất có tỉ lệ BUR cao, luôn thấp hơn HDPE.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tư duy phản biện

Ngày nay người ta nói nhiều đến tư duy phản biện, như là một phương cách tư duy để nhìn thấu trọn vẹn mọi vấn đề. Theo định nghĩa, thì tư du...