Trang

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2021

Chỉ số K của PVC (K-Value) xác định ra sao

K-Value (Chỉ số K)


Chỉ số K (K-Value) là 1 đại lượng đặc trưng của nhựa PVC, nó mô tả tương xứng với độ dài của phân tử polymer. Chỉ số K được đo gián tiếp qua đo chỉ số độ nhớt của dung dịch  của PVC, qua phương pháp đo ISO 1628/2 (Tham khảo tại: https://www.sis.se/api/document/preview/611957/ ).


Chỉ số K loại phổ biến có giá trị trong khoảng 35 - 80. Chỉ số K thấp cho biết trọng lượng phân tử thấp (tức dễ gia công nhưng tính chất không cao) còn chỉ số K cao tức trọng lượng phân tử cao (chúng khó gia công, nhưng tính chất cơ lý vượt trội hơn).


Chỉ số K (K-value) có mối liên hệ đến đến các đặc tính cơ lý và gia công của PVC

1. Khả năng chịu lực:
Chỉ số K càng lớn, mạch phân tử càng lớn, sẽ giúp cho sản phẩm:
- Có khả năng chịu lực tốt (high tensile strength)
- Có khả năng chịu va đập tốt (impact)
Nên những sản phẩm đòi hỏi thời gian sử dụng dài lâu, và những sản phẩm ảnh hưởng đến cấu trúc tổng thể công trình như ống nước, co nước,... cần phải sản xuất từ những loại có chỉ số K cao.

2. Độ mềm dẻo của sản phẩm:
- Chỉ số K thấp thì mềm dẻo, phù hợp cho các sản phẩm tấm lót sàn, ống y tế,...
- Chỉ số K cao thì độ cứng bề mặt cao, phù hợp cho sản phẩm: ống, co, sàn, vách, khung cửa,...

3. Tính gia công: Loại K càng cao thì tính phân tán kém, quá trình dẻo hoá đòi hỏi nhiều năng lượng. Do các mạch phân tử dài, ma sát trượt rất lớn, dễ sinh nhiệt nội phát sinh. Loại PVC càng lớn thì càng khó gia công, gia công tốn nhiều năng lượng

4. Tính chịu hoá chất: Loại K càng cao thì tính chịu hoá chất càng tăng

5. Tính kháng cháy: Loại K càng thấp thì tính kháng cháy càng cao

6. Độ trong: Loại K càng cao thì tính kết tinh càng cao, độ trong có tính giảm

7. Khả năng chịu lạnh: Loại K cao thì điểm chuyển thuỷ tinh (Tg) tăng, tức khả năng chịu lạnh có xu hướng giảm

8. Độ bóng: Loại K càng cao thì độ bóng càng giảm

9. Độ trương đầu đùn: Loại K càng cao thì độ trương nở sau đầu đùn càng thấp.

10. Tỉ trọng khối: Loại K càng cao thì tỉ trọng khối càng giảm (vì tỉ lệ xốp càng tăng)



CHỌN LỰA CHỈ SỐ K PHÙ HỢP
1. Cho đùn tấm, đùn thổi phim, giá trị K trong khoảng 57-63
- Với nàng càng mỏng thì dùng chỉ số K thấp để giảm thiểu độ nhớt
- Với màng dày thì ma sát qua đầu tạo hình thấp, có thể dùng loại K cao, để tăng tính kháng xé và tính chịu lực của màng

2. Cho công nghệ cán màng, cán tấm; giá trị K trong khoảng 57 - 60
So với công nghệ đùn thì thời gian lưu của hỗn hợp trong công nghệ cán sẽ ngắn hơn, nên quá trình dẻo hoá và hoà trộn giới hạn hơn. Mặc khác, với chỉ số K cao thì đòi hỏi nhiệt độ cao hơn, khi đó tính dính trục của hỗn hợp sẽ gia tăng. Giá trị K càng cao, phản lực trên trục càng lớn, càng dễ uốn cong trục cán (đòi hỏi máy phải có bộ đỡ bù trừ).

3. Thổi màng, giá trị K trong khoảng 65-67
Mặc dù thổi màng PVC thường có độ dày thấp, nhưng phải đảm bảo bóng định hình được ổn định, màng phải có cường lực kéo nóng (hot melt strength) đủ cao để chịu được áp lực bên trong bóng định hình, thì cần phải sử dụng loại PVC có chỉ số K cao.

4. Đùn ống, giá trị K trong khoảng 63-68

5. Ép co ống, giá trị K trong khoảng 57-60

6. Ép dép, giá trong khoảng 70-74




LGCHEM


    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Tư duy phản biện

    Ngày nay người ta nói nhiều đến tư duy phản biện, như là một phương cách tư duy để nhìn thấu trọn vẹn mọi vấn đề. Theo định nghĩa, thì tư du...