Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019
Chất kháng nhiễm tĩnh điện bề mặt nhựa
CHẤT KHÁNG NHIỄM TĨNH ĐIỆN CHO NHỰA LÀ GÌ?
Chất kháng nhiễm tĩnh điện là thành phần bao phủ bề mặt vật liệu nhựa, tạo thành một lớp đệm dẫn điện. Lớp đệm trên giúp lan truyền các điện tích trên bề mặt và phong toả chúng.
Lớp đệm dẫn điện trên được hình thành qua 1 trong 2 cách:
+ Các thành phần chất khử tỉnh điện, phối trộn trong công thức nhựa, di hành và trồi ra bề mặt của nhựa. Các gốc ái nước của các phân tử chất khử tĩnh điện này sẽ hấp thu hơi ẩm từ môi trường và làm thành một lớp điện dẫn trên bề mặt. Các thành phần chất khử nhiễm tĩnh điện được phối trộn trực tiếp vào công thức người ta gọi là chất khử nhiễm tĩnh điện phối bên trong (internal antistats agent).
+ Người ta quét phủ một lớp chất khử tĩnh điện trên bề mặt nhựa, hình thành như một lớp sơn phủ dẫn điện trên bề mặt của sản phẩm. Các lớp phủ phủ ngoài này gọi là chất khử tĩnh điện phủ ngoài (external antistats agent).
ĐIỆN TRỞ BỀ MẶT VÀ THỜI GIAN LƯU ĐIỆN TÍCH TRÊN BỀ MẶT NHỰA.
Để đánh giá hiệu quả của việc khử tĩnh điện cho bề mặt nhựa người ta đánh giá qua điện trở dẫn bề mặt. Người ta chuẩn hoá việc đánh giá khả năng khử tĩnh điện qua tiêu chuẩn ASTM-D257.
Việc đo điện trở bề mặt có thể mô tả ngắn gọn theo mô hình bên dưới, với
- P tiết diện tiếp xúc của điện cực đo
- G khoảng cách giữa các điện cực đo
- Rs điện trở bề mặt
- p : giá trị Ohm đo được
Khi điện trở dẫn bề mặt càng thấp thì khả năng phong toả điện tích bề mặt (tức thời gian lưu điện tích) càng thấp.
TẠI SAO PHẢI KHỬ NHIỄM TĨNH ĐIỆN BỀ MẶT VẬT LIỆU NHỰA
Do vật liệu nhựa trong quá trình gia công ma sát với không khí và thành thiết bị dễ bị nhiễm tĩnh điện, khi nhiễm tĩnh điện chúng sẽ gây ra một số vấn đề phát sinh:
1. Có khả năng phát phóng tia lửa điện gây ảnh hưởng sức khoẻ người tiếp xúc.
2. Tia lửa điện có khả năng gây cháy nổ, đặc biệt trong môi trường in ấn (có dung môi).
3. Có khuynh hướng hút bụi dơ lên bề mặt của sản phẩm
4. Làm hút các sản phẩm dạng bột và dạng hạt nhỏ lên bề mặt.
5. Có khả năng truyền điện tích, nên có thể gây hư các linh kiện điện tử.
6. Với màng nhựa, các bề mặt nhiễm điện tích có khuynh hướng hút và đẩy lẫn nhau gây ra rối sản phẩm.
7. Nhiễm điện tích cũng làm giảm chất lượng của in ấn, do các điện tích có khả năng hút đẩy các hạt mực và các thành phần tiếp xúc trên bề mặt.
CÁC VẤN ĐỀ PHÁT SINH KHI SỬ DỤNG CHẤT KHỬ NHIỄM TĨNH ĐIỆN.
1. Chất khử tĩnh điện phối bên trong (internal antistats agent) di hành ra bề mặt có thể ảnh hưởng đến:
- Độ bán dính của lớp in ấn, sơn phủ bề mặt
- Ảnh hưởng đến các mối ghép nối nhiệt, hàn dán giữa chi tiết nhựa.
- Khi hàm lượng tích tụ nhiều trên bề mặt có thể làm thay đổi ngoại quan sản phẩm (độ bóng, tạo phấn, đổi màu,...)
2. Chất khử tĩnh điện bên trong, có cơ chế hoạt động giống như chất bôi trơn ngoài cho hỗn hợp, nên khi hàm lượng không phù hợp, có thể gây:
- Hiện tượng suy yếu các vị trí hợp dòng (melt line và weld line) khi ép phun sản phẩm
- Có thể gây tách giữa các lớp của dòng chảy.
3. Chất khử nhiễm tĩnh điện, có nguy cơ trôi rửa cao (đặc biệt là chất khử nhiễm tĩnh điện bôi ngoài), có thể nhiễm vào sản phẩm tiếp xúc. Vì thế với sản phẩm nhựa tiếp xúc thực phẩm phải rất quan tâm đến việc lựa chọn chất khử nhiễm tĩnh điện phù hợp.
CÁC CHẤT KHỬ NHIỄM TĨNH ĐIỆN THƯỜNG DÙNG PHỐI TRỘN TRONG CÔNG THỨC NHỰA
[1] Tham khảo phương pháp đo kiểm ASTM D257
[2] Tư liệu kỹ thuật nên tham khảo về chất khử tĩnh điện
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tư duy phản biện
Ngày nay người ta nói nhiều đến tư duy phản biện, như là một phương cách tư duy để nhìn thấu trọn vẹn mọi vấn đề. Theo định nghĩa, thì tư du...
-
1. Sự tương tác KHÔNG MONG ĐỢI giữa các thành phần Tương tác đây gọi chung cho tất cả các dạng tương tác hoá học, hoá lý và vật lý. Chúng t...
-
Trong quá trình tái sinh PVC cứng, người ta thường thực hiện bước nghiền chúng thành bột trước khi đưa vào quá trình sơ chế và sử dụng. Điều...
-
I. LỢI ÍCH CỦA PPA Trong quá trình gia công PPA, nhờ ái lực rất lớn với kim loại, chúng dần hình thành một lớp phủ trên bề mặt kim loại thàn...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét