Kết dính khối (kết khối) là trạng thái các lớp màng hít chặt vào nhau, gây khó tách.
Kết khối gây ra nhiều bất tiện khi mở miệng túi, gây rối trên máy,...
NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân của việc kết khối là sự cộng hợp của những nguyên nhân sau:
1.. Do lực hút chân không tạo ra khi hai bề mặt phẳng ép kín sát vào nhau.
2.. Do lực bám giữ của thành phần lỏng nằm giữa các lớp màng, hay do hệ số ma sát bề mặt màng quá cao.
3.. Do lực hút tĩnh điện giữa các lớp màng
NHỮNG LOẠI PHỤ GIA CÓ THỂ LÀM GIẢM HIỆN TƯỢNG KẾT KHỐI MÀNG
1.. Các loại hạt độn vô cơ:
Chúng tạo cho màng có bề mặt mấp mô, tạo các rãnh dẫn khí len vào giữa các lớp màng, làm khử hiệu ứng chân không
Do kích thước cồng kềnh, các hạt vô cơ thường bị kéo ra vùng vận tốc thấp, tức bề mặt màng, tạo độ mất mô cho bề mặt. Tính năng chống đóng khối của các hạt vô cơ này thấy ngay sau khi tạo màng (không phải như những loại khác, cần thời gian trồi ra bề mặt).
Các loại hạt vô cơ thường được dùng cho ngành nhựa có thể kể đến:
2.. Các loại hợp chất hữu cơ tăng trơn, tức giảm hệ số ma sát cho bề mặt nhựa.
Các hợp chất này có tính di hành ra bề mặt, hình thành môt lớp đệm có hệ số ma sát thấp trên bề mặt màng.
Như hình ta thấy các phân tử chất tăng trơn (slip agent) trồi dần lên bề mặt và làm suy giảm hệ số ma sát giữa 2 lớp màng, giúp cho các lớp màng tách trượt thuận lợi lên nhau. Điều này có nghĩa tính năng giảm đóng khối màng sẽ có sau một thời gian sau khi tạo màng.
Một số chất tăng trơn thường dùng cho màng nhựa như:
3.. Các hợp chất chống nhiễm tĩnh điện, chống đọng sương.
Những chất này là tác nhân giúp giảm hiện tượng kết khối màng do làm giảm lực tĩnh điện giữa các lớp màng.
Cũng giống như chất tăng trơn, các chất nhiễm tĩnh điện cũng trồi dần lên bề mặt của màng sau một thời gian và chúng hút các hơi ẩm trong không khí để hình thành lớp đệm nước và phong tỏa điện tích trên bề mặt.
Những hợp chất thường được dùng cho nhựa như: Maltodextrin, Glyceron MonoStearate,....
a.. Lực căng khi quân cuộn (thu cuồn) lớn (excessive tension in the winder )
Khi lực quấn cuộn lớn thì các bề mặt màng bị ép sát vào nhau, làm không gian kín, nên lực chân không tăng cao. Đặc biệt, càng ở sâu tâm của cuộn màng thì lực căng càng tích luỹ. Nếu trên bề mặt màng có các thành phần sáp di hành, chúng sẽ bị ép chảy và hình thành lớp keo dán giữa các lớp màng.
b.. Thiếu phụ gia chống kết khối (low level of antiblock additive)
Phụ gia chống đóng khối giúp hình thành các khe dẫn khí trên bề mặt màng, khử hiệu ứng kết khối do chân không. Một số loại giảm hệ số ma sát bề mặt, nên giúp màng trượt lên nhau được thuận lợi. Chúng là phụ gia trồi trên bề mặt màng, nên hàm lượng dùng của chúng phụ thuộc vào độ dày màng. Màng càng mỏng, diện tích bề mặt riêng càng lớn, sẽ cần lượng phụ gia chống đóng khối càng cao. Nên khi một số trường hợp sản xuất màng rất mỏng cần phải bổ sung thêm lượng phụ gia trên.
c.. Màng bị ép vào nhau khi còn nóng (film collapsing too hot or insufficient cooling)
Điều này thường xảy ra khi môi trường sản xuất vào mùa nóng nhiệt độ tăng cao, hay do giải nhiệt màng không kịp khi màng dày, hay tốc độ chạy quá cao, hay lô ép bị quá nóng,.... Do đó xảy ra những vẫn đề như sau:
- Khi ở nhiệt độ còn cao, các đuôi phân tử của màng nhựa vẫn còn độ linh động cao, chúng còn khả năng khuyếch tán vào nhau. Sự khuyếch tán trên hình thành các liên kết vật lý do các đuôi phân tử quấn sát vào nhau, lúc này lực Van der Wal là lớn nhất.
- Khi ở nhiệt độ cao, màng có độ dẻo cao sẽ biến dạng và khoả lấp cả các rãnh chân chim do phụ gia chống đóng khối sinh ra, triệt tiêu hiệu quả của phụ gia.
- Ở nhiệt độ cao, một số thành phần sáp trên bề mặt màng vẫn còn ở trạng thái dễ chảy, chúng sẽ tan chảy dưới lực ép và hình thành lực dán giữa các lớp màng.
d.. Xử lý bề mặt (xử lý corona bề mặt) quá mức (excessive surface treatment)
Xử lý quá mức sẽ gây ra hiện tượng phân cực mạnh, lực hút giữa các lớp màng bởi tĩnh điện sẽ tăng mạnh, gây kết khối.
e.. Lực ép lô tạo gai (tạo vân) quá lớn (excessive nip roll pressures)
Các lô cán tạo vân hay gai cho màng làm biến dạng bề mặt màng, hình thành các mấu móc kết giữ các lớp màng. Lực ép càng lớn, các mấu kết càng sâu và móc càng chặt lẫn nhau.
f.. Khi màng bị nhiễm tĩnh điện cao (too much static electricity)
Nhiễm tĩnh điện cao do nhiều nguyên nhân, làm tích tụ tĩnh điện cao cho màng như: thiết bị không tiếp đất; màng bị ma sát trượt trên bề mặt đứng yên trên đường trên đường chuyển động của chúng,...
g.. Công thức chứa chất có nhiệt chảy thấp
Khi công thức chứa các thành phần dầu vượt quá ngưỡng bảo hoà, các thành phần lỏng trên trồi ra bề mặt tạo màng liên kết giữa các lớp màng
Khi hỗn hợp có chứa hay bị nhiễm chất tạo dính (cling agent, tackifier) từ phế liệu cũng làm màng bị kết khối.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét