Tiêu chuẩn
Chúng ta xuất khẩu đi Tây, đi Tầu giờ phải đảm bảo biết bao nhiêu là tiêu chuẩn.
Chẳng phải người nhập khẩu ở những xứ ấy chẳng muốn lời nhiều, nhưng chắc là vì “cái gì ấy🌝” mà họ chỉ đòi những hàng “đạt chuẩn”, nên giá cao.
Đi tìm hiểu về “cái gì ấy🌝”, người ta mới biết là xứ ấy người bán có trách nhiệm rất lớn với người mua, để thoát khỏi trách nhiệm khi có những phát sinh rủi ro thì người bán phải đảm bảo hàng hoá họ trên “chuẩn quy định”.
Trên cơ sở các tiêu chuẩn, thì thị trường đã tạo rào cản ngăn chặn hành vi cạnh tranh giá một cách bất kể. Ai cũng biết, để đạt được tiêu chuẩn nào đó thì đòi hỏi các yếu tố đầu vào phải đạt được những chuẩn mực nhất định, nên giá cũng không thể giảm mãi.
Còn những nơi, nhập hàng không có rào cản kỹ thuật về chất lượng, thì người đi nhập chuộng giá rẻ mà nhập về để giá thấp nhiều lời và dễ bán. Cái hậu quả kế đến là làm hàng nội địa phải phản ứng tương thích, phải giảm giá để có thể tồn tại. Mà giảm giá thì chất lượng chỉ có thể giảm, lương công nhân cũng giảm,… và cuối cùng lợi nhuận cũng giảm.
Cuộc cạnh tranh giá, làm hàng hoá kém chất lượng, làm chi phí cuộc sống người dân gia tăng- vì hàng dùng mau hư hỏng, trong khi thu nhập thì đi xuống. Cuối cùng là… khổ.
Nên ở mấy xứ văn minh mấy ông quản lý chính phủ chỉ cần chú trọng:
- Tạo ra bộ tiêu chuẩn kỹ thuật thật khắt khe và ngày càng ràng buộc cao.
- Nâng mức trách nhiệm của người bán đối với người mua, thông qua bảo hành và bồi thường
Chỉ tập trung vào 2 vấn đề ấy thôi là đã loại bỏ đi sự cạnh tranh không lành mạnh về giá.
Còn để ngăn hàng nưới ngoài nó làm hay quá, giá chúng thấp thì cũng phải bảo vệ người sản xuất và người bán trong nước bởi luật “chống bán phá giá”. Chớ giờ đây có nhiều mặt hàng nhập về ồ ạt, giá thấp đến mức nội địa thoi thóp thì cái hậu “phi công nghiệp” sẽ đến rất nhanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét