Trang

Thứ Hai, 19 tháng 2, 2024

Shutter Speed - Tốc độ chụp

CÁCH GỌI TỐC ĐỘ CHỤP

Màn trập chính là tấm màn ngăn cách bề mặt phim hay cảm biến tiếp xúc ánh sáng, nó có khả năng đóng mở theo một tốc độ thiết lập, nhằm điều chỉnh lượng ánh sáng điền đầy phim hay cảm biến.

Tốc độ chụp được thể hiện thông qua thời gian thực hiện hoàn tất 1 chu kỳ "mở và đóng" của màn trập.

Ví dụ:

...; 1/8000s; 1/4000s; 1/2000s; 1/1000s; 1/500s; 1/250s; 1/120s; 1/60s; 1/30s; 1/15s; 1/8s; 1/4s; 1/2s;1s; 2s;...

- Thời gian thực hiện 1 chu kỳ càng ngắn, tức tốc độ càng nhanh. Theo cách gọi thông thường người ta gọi là "tốc độ ngắn" (hiểu là tốc độ thực hiện trong thời gian nhắn). Ví dụ: 1/4000s người ta thường gọi tốc độ ngắn 1/4000s

- Thời gian thực hiện 1 chu kỳ mở đóng dài, tực tốc độ chậm, thì người ta thường gọi là "tốc độ dài". Ví dụ: 1/4s

Với những máy xưa (từ thập niên 60 về trước), màn trập chủ yếu là vải, tốc độ chụp nhanh nhất chỉ khoảng 1/2000s

Giai đoạn cải tiến tiếp theo là màng trập bằng lá kim loại, tốc độ chụp tiến gần đến 1/8000s

Hiện nay những máy chụp hình hiện đại, việc đóng mở nguồn ánh sáng sử dụng bằng các tấm màn hình phân cực điện tử, nên tốc độ lên rất rất cao, có khi hơn 1/40.000s.


TÁC ĐỘNG CỦA TỐC ĐỘ CHỤP ĐẾN ĐỘ PHƠI SÁNG CỦA HÌNH CHỤP

Độ phơi sáng, được hiểu là độ sáng của bức ảnh. Khi phơi sáng thiếu thì bức ảnh tối, khi dư sáng thì bức ảnh bị trắng loá.

Tốc độ chụp ảnh hưởng đến thời gian ánh sáng đi vào tiếp xúc với phim hay cảm biến, nên

- Tốc độ chậm (tức thời gian dài), lượng ánh sáng vào nhiêu hơn nên hình ảnh sẽ sáng hơn.

- tốc độ nhanh, thời gian cho ánh sáng vào ngắn, hình ảnh sẽ tối hơn.


TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘ NÉT CỦA CÁC VẬT THỂ CHUYỂN ĐỘNG

Trong thời gian màn trập mở và đóng, tức là thời gian chụp, thì các vật thể chuyển động đã đi được một quãng đường. Khi thời gian chụp dài (tức tốc độ chụp chậm) thì độ dài của mỗi điểm trên vật thể chuyển động sẽ đi được một quãng đường dài hơn so với khi chụp ở tốc độ nhanh (thời gian chụp ngắn).

- Nếu đoạn đường chuyển động của các điểm trên vật thể chụp đi được đủ dài thì hình sẽ bị nhoè, do các điểm kéo lê thành vệch.

- Khi tốc độ chụp đủ nhanh (tức thời gian chụp rất ngắn) thì độ dịch của các điểm trên vật thể không đáng kể, hình chụp vẫn thấy rõ nét, khi đó ta gọi tốc độ chụp đó đã "đóng băng" được vật thể chuyển động.

Tốc độ chụp quá thấp, nên các điểm hình kéo lê thành vệch

Để có thể rõ được sự chuyển động của cánh chim người ta phải chụp tốc độ nhanh hơn 1/8000s
Để kéo lê vệch sáng chuyển động, người ta lại chụp tốc độ cực thấp, có thể vài phút đến cả giờ (chụp sao)
Tốc độ chụp cho người chạy bộ để đóng băng hình thì tối thiểu 1/500s

Một số kinh nghiệm liên quan đến việc chọn tốc độ chụp có những ghi nhận như sau:

- Đối tượng là người đi bộ: Thông thường, tốc độ chụp tối thiểu để đóng băng chuyển động của người đi bộ là 1/125s. Tuy nhiên, nếu người đi bộ đang di chuyển nhanh, hấp tấp, bạn cần tăng tốc độ chụp lên cao hơn, có thể lên đến 1/500s hoặc hơn.

- Đối tượng là người đang chạy bạn cần sử dụng tốc độ chụp ít nhất là 1/500s. Nếu người đi bộ đang chạy nước rút, bạn cần sử dụng tốc độ chụp ít nhất là 1/1000s.

- Trẻ nô đùa: trẻ đang di chuyển nhanh, cần tăng tốc độ chụp lên cao hơn, có thể lên đến 1/1000s hoặc hơn.

- Thú nuôi nô đùa: nếu thú nuôi đang chạy, bạn cần sử dụng tốc độ chụp ít nhất là 1/500s. Nếu thú nuôi đang nhảy, bạn cần sử dụng tốc độ chụp ít nhất là 1/1000s.

- Xe đạp: Nếu người đi xe đạp đang đua xe, bạn cần sử dụng tốc độ chụp ít nhất là 1/500s, khi chuyển động hướng tới. Còn nếu là người đi xe đạp đua theo chiều ngang của hướng chụp, thì tốc độ tối thiểu là 1/1000s. Nếu đứng rất gần (<3m) so với người đi đua, theo chiều ngang hướng chụp, thì tốc độ đảm bảo đóng băng phải ở 1/2000s

- Xe máy, xe hơi trong nội thành: Nếu đối tượng người đi xe máy, xe hơi trong nội thành, bạn cần sử dụng tốc độ chụp ít nhất là 1/500s, khi chuyển động hướng tới. Còn nếu là người đi xe máy, xe hơi theo chiều ngang của hướng chụp, thì tốc độ tối thiểu là 1/1000s. Nếu đứng rất gần (<3m) phương tiện di chuyển theo chiều ngang hướng chụp, thì tốc độ đảm bảo đóng băng phải ở 1/2000s

- Chim chóc bay: Thông thường, tốc độ chụp tối thiểu để đóng băng chuyển động của chim chóc đang bay là 1/1000s. Tuy nhiên, nếu chim đang bay nhanh, bạn cần tăng tốc độ chụp lên cao hơn, có thể lên đến 1/2000s hoặc hơn. Đối với ống kính có độ dài tiêu cự dài, bạn cần sử dụng tốc độ chụp cao hơn để tránh bị nhoè hình. Ví dụ, nếu bạn đang sử dụng ống kính telephoto có độ dài tiêu cự 200mm, bạn cần sử dụng tốc độ chụp ít nhất là 1/2000s để đóng băng chuyển động của chim chóc đang bay.

- Côn trùng bay: Tần số vỗ cánh của côn trùng rất cao, đồng thời chụp hình đối tượng ở khoảng cách rất gần, vì thế tốc độ chụp thường đòi hỏi rất cao. Thông thường, tốc độ chụp tối thiểu để đóng băng chuyển động của côn trùng đang bay là 1/1000s. Tuy nhiên, nếu côn trùng đang bay nhanh, bạn cần tăng tốc độ chụp lên cao hơn, có thể lên đến 1/2000s hoặc hơn. Trong trường hợp muốn đóng băng cả chuyển động cánh của côn trùng thì tốc độ chụp đôi khi cần phải 1/5000s đến 1/8000s


TỐC ĐỘ CHỤP THẤP CÓ THỂ GÂY RA NHOÈ HÌNH DO RUNG TAY

Không thể tránh được hoàn toàn ảnh hưởng của việc "rung tay" trong khi chụp, đặc biệt trong những tình huống cần thao tác kịp thời để bắt khoảnh khắc, không thể cố định tư thế chụp ổn định.

Khi rung tay làm cho ống kính chuyển động tương đối so với vật chụp, nên cũng gây nhoè giống như vật chuyển động.

Một số kinh nghiệm được ghi nhận khi thiết lập tốc độ chụp tối thiểu để khử lỗi nhoè do rung tay:

- Trong tình huống có thể thuận lợi cố định được tư thế chụp, thì tốc độ chụp có thời gian bằng nghịch đảo tiêu cự ống kính sử dụng. Ví dụ dùng ống kính 130mm, thì tốc độ chụp tối thiểu tương ứng 1/125s (gần giá trị trên). Và người ta thường gọi quy tắc này là quy tắc đối ứng.


- Trong trường hợp cần bắt khoảnh khắc, thì tốc độ chụp tối thiểu có thời gian tương ứng nghịch đảo gấp 2 lần tiêu cự ống kính. Ví dụ dùng ống kính 60mm, thì tốc độ chụp tối thiểu tương ứng thời gian 1/(2*60) tức cài đặt 1/125s.


TÍNH TOÁN TỐC ĐỘ CHỤP

Trong một số tình huống, ta cần phải tính toán thời gian chụp, ví dụ như chụp sao băng



# Tham khảo: 

https://www.omnicalculator.com/other/shutter-speed 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tư duy phản biện

Ngày nay người ta nói nhiều đến tư duy phản biện, như là một phương cách tư duy để nhìn thấu trọn vẹn mọi vấn đề. Theo định nghĩa, thì tư du...