Khi nói đến độ nhạy tức nói đến khả năng phim hay cảm biến được điền đủ năng lượng giúp hoạt hoá đủ trạng thái ghi hình và bắt màu.
Khi độ nhạy cao, thì phim hay cảm biến chỉ cần lượng ánh sáng ít (tức năng lượng nhỏ) để hoạt hoá việc ghi hình và bắt màu.
Để dễ hình dung, hay xem những điểm ghi hình và bắt màu trên phim hay cảm biến là một ngăn chứa, thể tích chứa càng lớn thì đòi hỏi năng lượng điền đầy càng nhiều
(Khi các khối lập phương được điền đầy thì nó sẽ hiển thị đầy đủ màu. Khi điền thiếu thì phần nền là màu đen sẽ làm cho hình ảnh hiển thị tối, tức thiếu sáng. Khi điền dư tràn, thì các khối màu này sẽ hiển thị trắng sáng, tức hình dư sáng.)
Thang của các chỉ số ISO cho phim và cảm biến cũng thường được thiết lập theo các bước Stop, theo hệ số 2.
Nếu hình dung diện tích các cột trên hình là lượng ánh sáng cần để hoạt hoá các tế bào ghi hình và mang màu, thì ta thấy ISO 100 có lượng thể tích lớn gấp 2 lần so với ISO 200. Và tương tự các bước ISO 400, ISO 800,... đều có giá trị bằng 1/2 so với các giá trị ISO liền trước.
Cần lưu ý là lượng ánh sáng cần hoạt hóa tế bào ghi hình và ghi màu càng lớn tức là đòi hỏi nhiều ánh sáng, nên tính nhạy của chúng càng kém.
Như vậy với chỉ số ISO càng lớn thì phim và cảm biến ở trạng thái càng cao, tức là sẽ bắt hình được trong điều kiện ánh sáng kém được thuận lợi hơn.
Thể tích của các tế bào ghi hình và ghi hình càng lớn thì màu sắc và hình ảnh sẽ có mức hiển thị độ nét càng cao. Vì tế ISO càng cao thì chất lượng độ nét của hình càng giảm, hình càng bị nhiễu.
Ngoài thang đo độ nhạy bắt hình ISO, còn có những thang đo khác thường dùng trong lĩnh vực nhíp ảnh: ASA, DIN
- ISO: tiêu chuẩn định bởi tổ chức quốc tế International Organization of Standards
- DIN: tiêu chuẩn định ra bởi Deutsches Institut für Normung của Đức
Tiêu chuẩn ISO được xây dựng dựa trên ASA và mở rộng ra thêm, chính vì thế trên hầu hết các thiết bị chụp hình cũ thì cài đặt giá trị ASA ta lấy giá trị ISO của phim để thiết lập
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét