Trang

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2022

CHIẾN LỰC TÁI CHẾ SẢN PHẨM TỪ BAO BÌ NHỰA

1. NHỮNG LÝ DO BAO BÌ NHỰA TRỞ THÀNH PHỔ BIẾN

1a. Nhu cầu bao bì của nhân loại:

Do đòi hỏi giá trị cuộc sống tiện nghi, thuận lợi của con người ngày càng tăng, họ chấp nhận bỏ ra ngày càng nhiều chi phí cho vấn đề bao bì, vì thế nhu cầu bao bì ngày càng có xu hướng tăng. Có thể thấy việc tăng cao do những nguyên nhân chính sau:

- Số lượng chủng loại hàng hoá ngày càng nhiều, nhu cầu tiêu dùng mỗi người càng tăng và đóng gói kích thước ngày càng hướng theo kiểu đơn lẻ dễ phân phối càng tăng, chính vì thế nhu cầu bao bì có sự tăng đột biến

- Bao bì ngoài mục đích bảo quản giờ chúng gánh nặng chức năng quảng cáo, nên ngày càng trở nên cầu kỳ, phức tạp hơn.

- Do hàng hoá đòi hỏi thuận lợi phân phối ở phạm vi rộng, thuận lợi đáp ứng nhu cầu theo số lượng đơn lẻ, nên tỉ trọng bao bì trên mỗi đơn vị trọng lượng hàng hoá ngày càng tăng. 

Từ nguồn gốc là do nhu cầu đòi hỏi của loài người ngày càng quá mức nên mọi hàng hoá nói chung đều có xu hướng tăng về số lượng và chủng loại. Như một quy luật bất biến của sự cân bằng, nếu có sinh mà không có diệt tương ứng thì sẽ trở thành tích tụ, thành thừa mứa và sinh ra vấn đề môi trường tương ứng.

1b. Vì sao bao bì nhựa trở nên là vấn đề quan tâm của mọi người

So với các loại bao bì sản xuất từ các loại nguyên liệu khác, như: giấy, nhôm, thiết, thuỷ tinh,... thì ta có thể rút ra được những ưu điểm vượt trộn của bao bì nhựa, khiến chúng ngày càng trở nên thống lĩnh trong lĩnh vực đóng gói. Đó là:

- Có thể sản xuất công nghiệp đáp ứng được "số lượng cực lớn", "thời gian cực ngắn", "chi phí trong sản xuất cực rẻ"

- Đáp ứng được nhiều đặc tính cơ bản cần phải có của bao bì: che đậy kín, cách ẩm tốt, kháng lực tác động tốt, tuổi thọ đảm bảo dài lâu

- Trọng lượng của bao bì so với các loại vật liệu khác, tính trên cùng đặc tính cơ lý hoá đòi hỏi, thì tương ứng thấp nhất.

Có thể nói tính phổ biến đến mức thống lĩnh trong lĩnh vực đóng gói của bao bì nhựa đã minh chứng cho tính kinh tế của nó, bởi mọi hoạt động của thị trường luôn chọn lựa và đong đếm trên cơ sở chi phí sử dụng.

Nhưng để trả lời cho câu hỏi tại sao bao bi nhựa trở thành vấn đề môi trường hiện nay, thì có thể nêu những lý do chính như sau:

- Hiểu biết và ý thức sử dụng thấp, nên dẫn đến việc lạm dụng và thải loại không phù hợp

- Bao bì không thuận lợi trong chuổi chuyển hoá phân huỷ ngoài tự nhiên, gây nên tích đọng và xâm lấn gây hại môi trường sinh sống của một số loài sinh vật.

- Chúng ta không chủ động điều tiết vòng tuần hoàn của loại vật liệu này (hiện lượng sinh ra quá lớn, tuy nhiên hoạt động tiêu diệt và chuyển chúng về điểm khởi nguồn là không có số lượng tương xứng).


2. QUY TRÌNH TẠO BAO BÌ NHỰA VÀ CHUỖI VẬN ĐỘNG BIẾN ĐỔI CỦA CHÚNG

2a. Các bước hình thành và vận động của sản phẩm bao bì nhựa

Các bước hình thành sản phẩm bao bì nhựa tính từ nguyên liệu ban đầu cho đến khi trở về môi trường

- Bắt đầu từ khai thác dầu mỏ

- Chưng cất và tách loại thành phần

- Tổng hợp thành nguyên liệu nhựa

- Thực hiện gia công sản xuất (đùn, thổi, ép,...) để tạo sản phẩm bao bì nhựa

- Quá trình nằm trong chuổi sử dụng ở mức độ bán thành phẩm, thành phẩm, tái sử dụng,...

- Bước thải loại thường bắt đầu khi bao bì bị tạp bẩn, hư hỏng cấu trúc,...


Chuỗi các bước khai thác giá trị của sản phẩm nhựa sau khi thải ra môi trường

- Thu gom

- Phân loại

- Tách tạp chất

- Sử dụng: 

+ Làm nguyên liệu đốt

+ Sản xuất dầu qua nhiệt phân

+ Tái sinh thành nguồn nguyên liệu nhựa tái sinh


2b. Liệu có phải bao bì nhựa gây nguy hại cho môi trường nhiều nhất?

Để đánh giá tác động đến môi trường hiện có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng vẫn tập trung vào những vấn đề:

- Năng lượng tiêu tốn cho quá trình tạo ra sản phẩm; cũng như năng lượng cần thiết để chuyển đổi sản phẩm thải loại thành nguồn nguyên liệu tái tạo hoặc sản phẩm vô hại cho môi trường

- Chi phí đầu tư và vận hành cho hoạt động tạo ra sản phẩm; cũng như cho việc xử lý sản phẩm sau sử dụng

- Tiêu hao các nguồn lực đi kèm cho quá trình, như hóa chất, phụ liệu

- Chi phí thất thoát do các thành phần thải loại, thành phần phân huỷ hình thành tác động đến đời sống và môi trường

Chúng ta hiện đang thấy rằng vấn đề khó khăn cho sản phẩm nhựa nằm ở chổ là sản phẩm nhựa khó biến mất trong môi trường tự nhiên; như so với giấy, kim loại. Các thành phần thải loại này tác động đến môi trường sinh sống mà chưa thể tính toán được hết mức độ thiệt hại ra sao cho cụ thể.

Người ta có thể tính toán được chi phí của mỗi tấn sản phẩm nhựa được tạo thành từ nguồn nguyên liệu dầu mỏ, cũng như chi phí mỗi tấn bao bì kim loại từ quặng mỏ. Khó hơn, người ta có thể tính tương đối chi phí của 1 tấn bao bì giấy bắt đầu từ việc trồng rừng. Và tất cả chi phí tích luỹ cuối cùng cộng cùng với lợi nhuận thu được của các bước gia công hình thành lên giá sản phẩm. Và nếu tính theo mỗi ứng dụng chứa đựng, thì thực tế rõ ràng bao bì nhựa là bao bì có chi phí thấp nhất. Điều này cũng có thể hình dung ra mức độ tiêu tốn và ảnh hưởng đến môi trường, trong bước tạo thành, là nhỏ nhất.

Và chi phí để tái sinh sản phẩm nhựa để thành nguồn nguyên liệu trở lại so với các loại nguyên liệu khác có cao hơn hay không? 

3. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA VẤN NẠN MÔI TRƯỜNG CỦA BAO BÌ NHỰA

Có nhiều quan điểm nói rằng nguyên nhân chính của vấn đề môi trường đều chính yếu là do con người, do con người ngày nay ngày càng đông, và ý thức của con người không có được sự thống nhất. Biện pháp bảo vệ môi trường là cần phải: a) Giảm thiểu nhu cầu sử dụng bao bì nhựa sử dụng bằng luật; b) Phạt hành vi phạm. Nhưng nếu không thể chỉ ra được những thứ thay thế cho bao bì nhựa thì điều đó là không khả thi. Và nếu nói ngăn cấm nhu cầu của con người thì lại càng sai. Còn việc cứ theo đuôi tìm kiếm người vi phạm thì cũng chỉ sinh ra một cơ chế cồng kềnh xử lý phần ngọn.

Trên cách nhìn khác, người ta chỉ ra 2 nguyên nhân chính sinh ra vấn nạn môi trường bởi bao bì nhựa, đó là: "không thể thu gom" và "có thể thu gom nhưng không có động lực kinh tế thúc đẩy"

- Bao bì nhựa xả thải trở nên không thể thu gom thường rơi vào những trường hợp: chúng quá nhỏ bé, chúng phân rã thành hình hài khó nhận dạng, chúng bị lẫn vào trong nguồn thải khác một cách khó phát hiện. Kể cả những bao bì chứa đựng những nguồn chất nguy hiểm, nguồn bệnh cũng tạm xếp vào nhóm này (mặc dù phải gọi đúng là: "nguồn thải không nên thu gom")

- Nguồn thải có thể thu gom nhưng không có động lực kinh tế thúc đẩy là những trường hợp lợi ích thu lợi từ việc thu gom không thể bù đắp cho việc tổ chức và thực hiện thu gom. Đó là những loại bao bì sau khi thu gom và tái chế không sinh ra đủ lợi ích kinh tế kỳ vọng cho những người thực hiện. Chúng ta biết rằng, nếu như lợi ích kinh tế thu được càng lớn thì chúng sẽ có khuynh hướng tự diễn ra, tự thực hiện.

Để giải quyết vấn đề môi trường do bao bì nhựa sinh ra, ta phải có giải pháp khả thi cho hai nhóm nguồn gây ô nhiễm nêu trên.

3a. Sản phẩm xả thải nhựa mà không thể thu gom (và cả không nên thu gom)

- Sản phẩm có kích thước quá nhỏ: ống hút, bao bì cho tăm, túi nylon nhỏ, ...

- Sản phẩm sau khi sử dụng hoàn toàn phân rã: màng phủ nông nghiệp, 

- Sản phẩm bị chìm vào trong cấu trúc gạch đá, bê tông (tắc kê nhựa) , sử dụng nằm sâu dưới đất (trụ nhựa)

Vì chúng là thứ không thể thu gom và không cần tuổi thọ phụ vụ lâu dài thì giải pháp tốt nhất là chúng phải thuộc nhóm dễ phân rã, tức phải bổ sung thành phần giúp chúng phân rã hay phân huỷ bởi sinh học. Cũng có thể với những sản phẩm như thế thì cấm không cho sử dụng vật liệu nhựa, để buộc họ sử dụng lại vật liệu khác có tính thân thiện môi trường (như: giấy).


3b. Những sản phẩm "có thể thu gom nhưng không có động lực kinh tế thúc đẩy"

Nhóm sản phẩm này có thể có một hay nhiều đặc điểm cộng hợp như sau:

- Chi phí thu gom cho mỗi đơn vị trọng lượng mất quá cao, là những sản phẩm đặc điểm: nhỏ-mỏng-nhẹ. Những sản phẩm có thể thấy: ống hút, dây rút, tăm nhựa, muỗng nhựa,... Có thể nói phần lớn sản phẩm sử dụng một lần nằm trong nhóm này.

- Lượng thu gom cùng chủng loại rất ít

- Sản phẩm tạp nhiễm nguồn bẩn khó xử lý, như những bao bì đựng keo dán chẳng hạn.

- Chi phí cho việc tái sinh rất cao, do qua nhiều công đoạn, sử dụng nhiều thiết bị, hoá chất. Đây là nhóm sản phẩm thường có đặc điểm: a) Nhiều thành phần; b)Cấu trúc kết ghép phức tạp; c) Công thức nhựa trộn lẫn nhiều chất;... Ví dụ như sản phẩm màng ghép đa lớp có thể có: nhiều loại nhựa, có mực in, có nhôm, có keo ghép,... 

- Chất lượng thu hồi rất kém, nên giá trị kinh tế được định cũng quá thấp so với chi phí tiêu tốn. Loại bao bì chất lượng thấp cũng không 

4. ĐỊNH HƯỚNG HÀNH ĐỘNG VÌ MÔI TRƯỜNG

Quan điểm định hướng hành động vì môi trường là khái niệm hướng mọi hành động có lợi cho môi trường được diễn ra một cách chủ động. 

Để hướng mọi hành động, chúng ta nên:

- Xây dựng khung luật để răn đe hành động đi ngược lại lợi ích cộng đồng, môi trường đối với cả người sử dụng và người sản xuất bao bì nhựa

- Nâng đỡ và hướng các hành động trên bằng các lợi ích kinh tế

4a. Định hướng hành động của người sử dụng

Xây dựng được ý thức của việc hạn chế sử dụng bao bì và ứng xử có trách nhiệm với môi trường với các loại bao bì sử dụng, thông qua các việc:

- Khuyến khích tem đổi trả vỏ bao bì

- Khuyến khích sử dụng bao gì dùng nhiều lần (bằng cách định giá bán cao và chỉ sản xuất bao bì có khả năng sử dụng nhiều lần)

- Khuyến khích hoạt động tận dụng và khai thác hết tính năng của bao bì sau khi sử dụng lần đầu

- Khuyến khích chấp nhận sử dụng bao bì trơn, sản phẩm không đóng gói hay đóng gói cho cùng lúc bộ nhiều sản phẩm

- Khuyến khích các hoạt động dịch vụ: nhà hàng, quán nước thu gom bao bao bì do mình cung cấp trong phạm vi hoạt động một cách hiệu quả

- <thụ động> Phân loại từ nguồn

4b. Trách nhiệm của nhà sản xuất

Trách nhiệm của nhà sản xuất đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược bảo vệ môi trường, cũng như định hướng tái sinh hiệu quả nguồn phế thải bao bì nhựa. 

Trách nhiệm của nhà sản xuất cần nêu rõ:

-  CẤM sản xuất những sản phẩm không thể thu gom bằng vật liệu không thân thiện môi trường

- Hạn chế các khó khăn phát sinh cho hoạt động tái chế bao bì nhựa:

+ Sử dụng vật liệu lạ (dùng nhựa quá đặc biệt)

+ Hạn chế sản phẩm đa lớp từ nhiều phần nhựa

+ Hạn chế sản phẩm kết ghép phức tạp bằng keo

+ Hạn chế các hình thức in ấn khó tách loại mực trong quá trình tái sinh

+ Hạn chế sản xuất sản phẩm có tuổi thọ kém

+ Làm suy cấp hay thay đổi quá nhiều bản chất của nhựa, gây suy giảm đáng kể chất lượng khi tái sinh trở lại. Ví dụ: sử dụng hàm lượng độn cao, 

- Cố gắng đóng gói bộ nhiều sản phẩm, cho những mặt hàng có thể mua nhiều


4c. Chính xách hỗ trợ cho hoạt động xử lý rác thải bao bì nhựa

- Đề nghị công ty sản xuất phải mua số lượng tối thiểu nguồn nguyên liệu tái sinh từ hoạt động tái chế của xã hội. Đây là hoạt động tạo động lực lôi kéo chức năng tái sinh

- Tài trợ cho đầu tư hoạt động tái chế phế liệu nhựa đạt chuẩn, thông qua vốn và chính sách thuế

- Hỗ hoạt động thu gom, phân loại, xử lý bao bì phế thải


4c. Khung pháp chế để giới hạn hành vi gây hại môi trường

- Khung quy định cho các loại bao bì chứa đựng nguồn thải nguy hiểm (rác y tế, dựng thuốc bảo vệ thực vật,...) hay nguồn thải chứa nguồn bệnh

- Khung phạt người xả thải

- Khung phạt người sản xuất sản phẩm định hướng loại bỏ

-...

5. CHỌN LỰA CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ RÁC THẢI NHỰA 

Hiện nay nhiều quốc gia, và thậm chí từng vùng trong mỗi quốc gia, cũng có định hướng ưu tiên chọn lựa phương pháp xử lý rác thải riêng. Đặc biệt đối với những vùng không có công nghệ xử lý rác thải thì họ chọn lựa những phương cách đơn giản, theo cách thuận tiện nhất cho họ.

Chúng ta cũng rất khó phán xét một cách chung chung phương pháp xử lý nào là hiệu quả, phương pháp nào không. Có thể nói rằng, mỗi phương pháp đều có những điểm thuận lợi, những khó khăn, những cái đúng và những có còn cần phải tháo gỡ. 

Vì thế việc nhìn nhận đồng thời tổng thể các phương pháp là cần thiết, để xem cách nào thì phù hợp trong hoàn cảnh nào, điều kiện thiết bị công nghệ sẵn có nào, cho loại thải loại nào,... và cho số lượng cần xử lý ra sao. Và dĩ nhiên việc áp đặt 1 phương pháp cho mọi trường hợp là điều làm giản đơn, nhưng đó là cách không đem đến điểm hiệu quả tốt nhất.

5a. Các giải pháp xử lý bao bì nhựa đã từng được áp dụng

- Phương pháp cách ly lấp phủ

- Phương pháp thiêu huỷ

- Phương pháp sinh-hoá để tiêu huỷ

- Phương pháp phân loại để tái chế, tái sinh theo từng nguồn: vô cơ, hữu cơ,....

Cũng cần nói thêm rằng, ở các nước tiên tiến trong xử lý nguồn thải thì họ đều đồng thời tồn tại nhiều phương áp xử lý.

Riêng đối với nguồn thải nhựa, thì người ta có những giải pháp

- Phương pháp cách ly lấp phủ tồn tại ở những nơi: a) Không có điều kiện thiết bị công nghệ để tái chế; b) Không có nguồn tiêu thụ, sử dụng sản phẩm tái chế

- Phương pháp thiêu huỷ để lấy năng lượng cũng là một giải pháp cho những nguồn thải quá phức tạp, giá thị chất lượng đầu ra của nguồn thải không cao.

- Phương pháp nhiệt phân tách khí và dầu cũng áp dụng ở những năm gần đây, đó cũng là một giải pháp cần quan tâm cho những nguồn thải không đồng nhất và quá nhiều thành phần trong hỗn hợp.

- Phương pháp tái sinh thành nhựa tái sinh là phương pháp đem lại giá trị cao nhất cho nguồn thải nhựa, nhưng hiện nay chúng chỉ hiệu quả rõ rệt cho những trường hợp:

+ Nguồn thải công nghiệp (post industry): tức là nguồn thải từ các đơn vị sản xuất nhựa: Nguồn này có số lượng, có tính đồng nhất chất cao,... Thông thường những đơn vị lớn đã dần tự hình thành bộ phận tái chế phần thải loại này để dưa vào sử dụng.

+ Nguồn thải từ sinh hoạt cho những sản phẩm có kích thước lớn, trọng lượng cao: các sản phẩm đồ gia dụng; từ thiết bị loại bỏ;...

+ Nguồn thải từ sinh hoạt, chủng loại: có số lượng sử dụng lớn, có tính đồng chất cao, có chất lượng ổn định và có giá trị tái sử dụng cao. Lấy ví dụ chai PET là một trong số những sản phẩm thuộc nhóm này.

5b. Hiện nay tái sinh nhựa đã trở thành khuynh hướng chủ đạo

Do hiện nay người ta đã có nhiều kỹ thuật và thiết bị để xử lý một cách hiệu quả nguồn thải nhựa, nên đã nâng được tầm giá trị của sản phẩm nhựa tái sinh, vì thế tái sinh nhựa đã dần tạo được hiệu quả kinh tế cho người đầu tư xử lý

Có được thành quả này không thể phủ nhận được có là kết quả của sự hỗ trợ dài lâu của nhiều chính phủ trong việc định hướng nâng đỡ hoạt động của lĩnh vực này.

Nhờ thành quả này, giờ đây người ta lại càng thấy đó là hướng rất đúng đắn, bởi bản chất của nhựa:

- Sinh ra từ nguồn tài khuyên không thể tái tạo trong thiên nhiên, nên tái sinh nhựa là bảo vệ nguồn tài nguyên; là một hoạt động giúp đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia.

- Nhựa có tuổi thọ cao, thì hoàn toàn thuận lợi cho vòng đời chuyển đổi để tái sử dụng chúng được nhiều lần mà vẫn hiệu quả

- ...

5c. Bao bì có khả năng phân huỷ, phân rã sinh học còn là một lựa chọn?

Thực ra thì mọi vấn đề, mọi hiện tượng sự vật đều có chổ đứng đúng sai của nó. Bao bì phân huỷ sinh học mà bị lạm dụng, sử dụng một cách tràn lan thì sẽ gây ra ngộ độc lớn cho môi trường sống. Bởi sự phân huỷ và phân rã của nhựa hiện chưa phải là nguồn đầu vào cho sự tiêu hoá và phát triển của sinh thể nào đủ lớn trên hành tinh.

Có thể nói bao vì phân huỷ sinh học lại là cứu cánh cho những ứng dụng:

- Nguồn thải có tính nguy hiểm và truyền nhiễm đặc thù vẫn dùng biện pháp chôn lấp.

- Với lĩnh vực gieo ươm cây mầm thì bao bì phân huỷ cũng là điểm nên xem xét sử dụng

- Nó cũng nên dùng cho những loại bao bì thuộc nhóm không thể thu gom thuận lợi (loại bao bì: rất nhỏ, rất mỏng, rất nhẹ, ...)

-

5d. Sự kết hợp tối ưu khi chọn lựa bộ giải pháp xử lý

Có thể nói "hoàn cảnh nào thì giải pháp đấy" là một câu nói rất cũ, nhưng nó vẫn còn gía trị của nó. Nên tuỳ theo những điều kiện khoa học kỹ thuật và tài chính mà chúng ta có thì sẽ có những bộ giải pháp tối ưu cho hoàn cảnh đặc trưng ấy. 

Nhưng khuynh hướng của sự phát triển, của sự tiến hoá phải luôn là kim chỉ nam, phải luôn là hướng phấn đấu thì chúng ta sẽ có những điều ngày càng "tốt hơn".

5. CHIẾN LƯỢC TÁI SINH 

- Nên >< Không nên

- Khả thi >< bất khả thi

- Tính kinh tế >< Phi kinh tế

- Dụng luật để nâng đỡ, định hướng tính tự thực thi trong cộng đồng, thông qua lợi ích kinh tế dẫn dắt


5a. Vòng tuần hoàn định hướng cho bao bì nhựa

5b. Những vấn đề cần quan tâm khi thu gom bao bì nhựa từ nguồn thải

5c. Những vấn đề hỗ trợ cho tái chế bao bì nhựa được hiệu quả

- Các bước chính trong xử lý tái chế: phân loại, loại bỏ tạp chất, hoàn sinh tính chất

- Những yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của bước xử lý tái chế

5d. Những khung pháp lý, quy định để định hướng và hỗ trợ cho chiến lược tái sinh được hoàn thiện


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tư duy phản biện

Ngày nay người ta nói nhiều đến tư duy phản biện, như là một phương cách tư duy để nhìn thấu trọn vẹn mọi vấn đề. Theo định nghĩa, thì tư du...