Khác với polyethylene (PE), qua nhiều liền gia công nhựa Polyethlene (PP) có khuynh hướng tăng chỉ số chảy (MFI - Melt Flow Index).
Điều này được nhiều người lý giải là do mạch phân tử PP bị đứt gãy, hình thành các đoạn có trọng lượng thấp hơn. Quá trình gãy mạch thường xảy ra tại vị trí nguyên tử Carbon tạo nhánh, nên chúng bị hiệu ứng không gian làm giảm nguy cơ tạo liên kết không gian như PE
Điều quan trọng đó là việc tăng chỉ số chảy sẽ có những tác động đến việc gia công cần phải được quan tâm, đó là:
- Khuynh hướng chảy có tính linh động hơn, nên có thuận lợi cho ép phun, nhưng lại gây giảm tính ổn định cho các công nghệ đùn (đùn thổi màng, đùn tráng,...).
- Nhưng cơ lý tính suy giảm
Nếu có sự hồi liệu nhiều lần trong quá trình gia công thì tỉ lệ hồi liệu cao sẽ ảnh hưởng đến độ phân bổ trọng lượng phân tử của hỗn hợp, chúng sẽ sớm tạo ra phân bổ lệch.
Như hình:
- Đường màu đỏ là đường mô tả phân bổ trọng lượng phân tử của nhựa nguyên sinh ban đầu
- Đường xanh và đen là đường mô tả phân bổ trọng lượng phân tử khi có hồi liệu liên tục nhiều lần, tương ứng đường màu đen có tỉ lệ hồi liệu cao hơn so với màu xanh.
Cần lưu ý rằng thông số gia công cho trạng thái ban đầu (chỉ có nhựa nguyên sinh) và sau khi hồi liệu có khác biệt lớn, vì thế cần phải điều chỉnh cho thích hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét