Trang

Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2021

Tăng định hướng mạch phân tử giúp tăng khả năng chịu lực theo chiều định hướng

Đối với một số vật liệu nhựa thuộc nhóm bán kết tinh, như PP, PE, PA,..., khi tạo điều kiện định hướng phân tử, chúng có khuynh hướng tạo thành những vùng kết tinh định hướng (còn gọi là kết tinh cưỡng bức)

Việc hình thành các vùng kết tinh định hướng giúp cho khả năng chịu lực (kéo) theo chiều định hướng tăng lên một cách đáng kể.

Ứng dụng điều này người ta tạo ra những sản phẩm có tính chịu lực định hướng, có thể thấy như: Chỉ may (multifilament); cước ; chỉ dệt bao PP (yarn); dây đai thùng;...

Trong quá trình bức, hình thái sắp xếp của polymer có thể đạt được một số trạng thái
- Hình (a): Trạng thái phân tử chưa được kéo dãn hoặc độ kéo dãn không đáng kể. Các phân tử sắp xếp một cách ngẫu nhiên. Một số vùng định hướng (kết tinh) cũng nằm ngẫu nhiên trong cấu trúc.
- Hình (b): Kết tinh định hướng vừa mới bắt đầu, được gọi tên Nermatic. Các phân từ bắt đầu bị kéo dãn và hình thành dần các vùng định hướng theo 1 phương gần giống nhau.
- Hình (c): Đã có hiện tượng phân tử bị kéo căng, trượt tương đối lên nhau và hình thành những vùng định hướng đồng phương một cách rõ rệt. Ở trạng thái này thì vật liệu có tính định hướng lực rất cao theo phương định hướng, mà vẫn còn tình mềm dẻo của sản phẩm. Đây là mục tiêu hướng tới của việc sản xuất các sản phẩm sợi định hướng lực đã nêu trên.
- Hình (d): là trường hợp kết tinh hoàn hảo, các phân tử sắp xếp cấu trúc 3 chiều. Điều này thật sự rất khó hình thành trong sản xuất. Người ta tin rằng nếu vật liệu đạt được trạng thái kết tinh hoàn hảo thì sẽ có tính chất kỳ diệu hình thành, cũng giống như những nguyên tử carbon (C) sắp xếp hoàn hảo đã tạo nên đặc tính "kim cương" vô cùng quý giá.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tư duy phản biện

Ngày nay người ta nói nhiều đến tư duy phản biện, như là một phương cách tư duy để nhìn thấu trọn vẹn mọi vấn đề. Theo định nghĩa, thì tư du...