1. Bản chất ánh sáng là nguồn năng lượng dạng sóng, trong đó những bước sóng càng ngắn (như tia cực tím - UV) thì chứa năng lượng tác động càng lớn.
2. Ánh sáng chiếu vào vật liệu nhựa sẽ làm rung lắc các liên kết phân tử, sinh ra nhiệt. Khi nhiệt độ càng tăng thì nguồn ánh sáng chiếu bổ sung sẽ càng làm các liên kết lay động mạnh.
3. Hậu quả của quá trình rung lắc các liên kết phân tử sẽ dẫn đến những hậu quả:
- Sẽ làm mất các eletron lại một số vị trí trên mạch, hình thành trạng thái gốc tự do.
- Các liên kết bị mõi, bị gãy và hình thành các cặp gốc tự do.
4. Tác động cuối cùng đến vật lệu nhựa:
- Các gốc tự do xu hướng tương tác nhau, hình thành các liên kết ngang không mong muốn - gây xơ cứng vật liệu
- Việc gãy các liên kết mạch sẽ làm giảm đặc tính của vật liệu nhựa ban đầu, tạo thành các phân tử nhỏ, tạo phấn trên bề mặt.
- Các gốc tự do dễ dàng phản ứng với Oxy, hình thành Peroxy, là tác nhân của phản ứng dây chuyền gây ra cắt mạch phân tử nhựa.
5. Làm sao để giảm tác động của ánh sáng.
- Sử dụng chất kháng UV theo cơ chế ngăn ngừa, dòng Absorber; Quence. Chúng có tác dụng hấp thu năng lượng sóng ánh sáng và chuyển thể thành những năng lượng mức thấp, không gây ảnh hưởng đến mạch phân tử.
- Sử dụng các thành phần có tính chât hấp thu mạnh các gốc tự do, chuyển chúng thành những thành phần vô hại cho mạch nhựa, như: chất chống lão hóa (secondary) và HALS.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét