Trang

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

QUÁ TRÌNH OXY HOÁ LÀ GÌ

#NPCAntioxidant


Trong quá trình gia công và sử dụng các sản phẩm từ polymer thì quá trình thoái hoá luôn xảy ra, chúng làm cho polymer suy giảm, biến đổi cho đến mất những đặc tính ban đầu.
Vậy những yếu tố nào tác động và thúc đẩy quá trình thoái hoá đó? Có thể liệt kê những yếu tố tác động chính:
- Năng lượng cơ học (bị tác động bởi quá trình trộn, đùn, cán,...)
- Năng lượng nhiệt (nhận được trong quá trình hoá dẻo và làm chảy; kể cả trong điều kiện nhiệt độ môi trường)
- Năng lượng khác: năng lượng sóng ánh sáng (UV là loại tác động mạnh nhất)
- Bởi các tác nhân oxy hoá, mà oxy trong không khí là yếu tố tác động thường trực nên có mức tác động cộng hợp rất lớn.
-...
Tất cả yếu tố trên đã làm gãy cấu trúc mạch polymer. Quá trình thoái hoá xảy ra qua các bước cơ bản:

- Bước  hình thành các gốc tự do ban đầu, do việc gãy mạch phân tử, thường do nhiệt và năng lượng cơ học.

- Bước lan truyền và chuyển dời các gốc tự do. Do các gốc tự do có tính ái electron mạnh, chúng dễ dàng cướp electron từ các liên kết lân cận và hình thành liên kết mới cho mình, và dời gốc tự do đến vị trí chúng cướp electron.
- Bước phát triển mạch, thường là hậu quả sau khi các gốc tự do tương tác các nguyên tố oxy, hình thành các peroxy (đặc biệt là hydroperoxide) kém bền, có thể tự gãy hình thành nhiều gốc tự do.
- Bước tái hợp là bước xảy ra khi các gốc tự do hình thành ở mật độ cao, hợp nhất 2 gốc tự do hình thành 1 liên kết mới.
Yếu tố oxy là yếu tố gây ra bùng nổ quá trình thoái hoá, chính vì thế người ta gọi chung quá trình trên là quá trình oxy hoá.
R-R => R* + R* (2 gốc tự do)
2 R* + 2 O2 => 2 ROO* (2 gốc tự do)
2 ROO* + 2R’R’’ => 2(R’’)* + 2ROOR’ => 2(R’’)* + 2RO* + 2R’O* (6 gốc tự do)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tư duy phản biện

Ngày nay người ta nói nhiều đến tư duy phản biện, như là một phương cách tư duy để nhìn thấu trọn vẹn mọi vấn đề. Theo định nghĩa, thì tư du...