Vật liệu polymer thường có tính dẫn điện kém, nên điện tích tích tụ trên bề mặt không thể tự phong tỏa, chúng gây ra nhiều tác động: hút bụi, phóng điện,...
Chất kháng nhiễm tĩnh điện là thành phần được bôi phủ lên bề mặt hay bị DI HÀNH ra bề mặt của nhựa.
Ở đây chúng ta bàn về chất kháng nhiễm tĩnh điện loại được đưa trực tiếp vào hỗn hợp nhựa, trước quá trình gia công tạo sản phẩm nhựa.
Chúng thường có cấu trúc LƯỠNG CỰC, tức có hai đầu có bản chất:
- Một đầu ÁI nhựa, tức chúng tương hợp với nhựa tốt. Chúng chính là thành phần giúp giữ lại trên bề mặt nhựa một cách ổn định.
- Một đầu có bản chất PHÂN CỰC MẠNH và KHÔNG TƯƠNG HỢP với nền nhựa, nên chúng luôn có khuynh hướng trồi ra khỏi bề mặt nhựa - gọi là DI HÀNH.
Đầu phân cực mạnh sau khi di hành và trồi lên bề mặt nhựa thường có khuynh hướng HẤP PHỤ nước hay các dung dịch muối trong nước. Quá trình hấp phụ trên sẽ sớm hình thành một lớp đệm TRUYỀN DẪN ELECTRON, nhờ đó chúng PHONG TỎA các điện tích trên bề mặt.
Chúng thường có cấu trúc LƯỠNG CỰC, tức có hai đầu có bản chất:
- Một đầu ÁI nhựa, tức chúng tương hợp với nhựa tốt. Chúng chính là thành phần giúp giữ lại trên bề mặt nhựa một cách ổn định.
- Một đầu có bản chất PHÂN CỰC MẠNH và KHÔNG TƯƠNG HỢP với nền nhựa, nên chúng luôn có khuynh hướng trồi ra khỏi bề mặt nhựa - gọi là DI HÀNH.
Đầu phân cực mạnh sau khi di hành và trồi lên bề mặt nhựa thường có khuynh hướng HẤP PHỤ nước hay các dung dịch muối trong nước. Quá trình hấp phụ trên sẽ sớm hình thành một lớp đệm TRUYỀN DẪN ELECTRON, nhờ đó chúng PHONG TỎA các điện tích trên bề mặt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét