Do PVC dùng làm màng co bảo vệ nắp chai, nhãn,.. nên trong quá trình tái sinh PET rất dễ tạp nhiễm. Đặc biệt tại vị trí nhãn, màng PVC dán lên thân chai PET bằng keo, nên chúng đôi khi khó bị tác ra khỏi PET một cách thuận lợi. Ngoài ra, cũng còn tồn tại một số loại vĩ PVC, chai PVC trong cũng là một khó khăn trong phân biệt trong quá trình tái sinh PET từ nhiều nguồn phế thải sinh hoạt.
Chính vì thế, trong thời gian dài, người ta đã tìm rất nhiều cách để nhận diện và tách loại PVC ra khỏi PET. Có thể kể đến một số phương pháp chính:
- Tách loại dựa vào tính nhiễm tĩnh điện (ElectroStatic), bởi qua vùng điện trường của nguồn cao thế PVC trở nên nhiễm dương điện tích - trong khi PET lãi nhiễm âm điện tích.
- Tách loại bằng máy tách màu nhận diện trên tia X-ray
- Tách màu bằng máy tách màu nhận diện trên vùng gần hồng ngoại (NIR - Near InfraRed), bởi PVC hấp thụ ở vùng lân cận bước sóng 1660 nm - còn PET thì ở vùng lân cận 1720 nm
- Tách bằng phương pháp tuyển nổi, dựa vào đặc tính thay đổi trạng thái ái nước của PET và PVC khi tiếp xúc với môi trường kiềm có pH > 10.5 (vấn đề này đã trình bày)
Tuy nhiên hiện nay người ta sử dụng một hướng tương đối đơn giản hơn để tách loại PVC. Họ dựa vào việc PVC sẽ chuyển màu sang vàng nâu khi tiếp xúc với luồng khí sấy nóng ở nhiệt độ trên 140 độ C.
Chính vì thế, phế sau khi đã rửa và sấy ly tâm khô người ta đưa vào hệ thống sấy khí nóng ở điều kiện dòng nhiệt 145 đến 150 độ C, sau đó sẽ tiến hành đưa qua máy tách màu để loại bỏ các thành phần có màu sẫm phát sinh.
Quá trình này cũng được đánh giá có hiệu quả trong việc loại bỏ các mảnh PET có nhiễm keo dán.
Máy sấy khí nóng
Máy tách màu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét