Co ngót (do giãn nở nhiệt)
Co ngót của sản phẩm nhựa chủ yếu do: co ngót nhiệt, do kết tính (chỉ xảy ra đối với nhựa bán kết tinh), do bọt khí, do tạo thể cầu kết,…
Ở đây ta quan tâm đến yếu tố tác động đóng vai trò lớn nhất, đó là co ngót nhiệt.
- Khi gia tăng nhiệt độ, vật liệu tăng thể tích, nhiệt càng cao thể tích tăng càng cao.
- Khi vật liệu chịu nén, thể tích thu giảm, áp suất càng lớn thể tích thu giảm càng nhiều
Độ co ngót nhiệt là sai lệch thể tích của nhựa ở điều kiện ‘nhiệt độ cao áp suất cao’ so với thể tích ban đầu.
Ví dụ 1: Ép ở nhiệt độ t2, áp suất p2 thì độ co ngót nhiệt = V22-V0; Nếu ép ở áp suất p1 thì = V21-V0. Do V21>V22 nên (V22-V0)<(V21-V0)
Kết luận: “Ép ở áp suất cao hơn thì độ co nhiệt thấp hơn áp suất thấp”
Ví dụ 2: Khi ép ở nhiệt độ t1, áp suất p2 thì độ co ngót nhiệt là V12-V0. Ép ở nhiệt độ t2, áp suất p2 thì độ co ngót nhiệt = V22-V0. Do V22>V12, nên (V22-V0)>(V12-V0)
Kết luận: “Ép ở nhiệt thấp hơn thì độ co ngót nhiệt sẽ thấp hơn”
Vì thế nên chọn ép ở nhiệt thấp nhất và áp suất cao nhất trong “cửa sổ gia công”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét