Trang

Thứ Ba, 20 tháng 2, 2024

THE EXPOSURE TRIANGLE - Tam giác phơi sáng

 BA YẾU TỐ CƠ BẢN TRONG TAM GIÁC PHƠI SÁNG

Ba yếu tố cơ bản trong thiết lập độ phơi sáng của bức ảnh chính là: Khẩu độ (Aperture); Tốc độ (Shutter Speed) và ISO

Việc điều chỉnh các yếu tố trên có những tác động đến mặt chất lượng và bố cục trình bày của bức ảnh

- Thay đổi khẩu độ sẽ thay đổi độ sâu trường ảnh, khẩu độ càng lớn trường ảnh càng nông. Nếu các thông số khác cố định thì khi cường độ ánh sáng càng tăng ta buộc phải giảm khẩu độ (tức chỉ số f-stop theo hướng tăng).

- Thay đổi tốc độ chụp sẽ ảnh hưởng đến khả năng đóng băng chi tiết động, tốc độ chụp càng thấp thì khả năng đóng băng cũng càng thấp - gây ra hiện tượng nhoè kéo vệch các điểm ảnh. Khi các thông số khác cố định, thì khi cường độ ánh sáng càng tăng ta buộc phải giảm thời gian phơi sáng - tức tăng đốc độ chụp.

- Thay đổi chỉ số ISO sẽ ảnh hưởng đến mật độ hiển thị và độ nhiễu của ảnh, ISO càng cao thì độ nhiễu tương ứng sẽ tăng. Khi các thông số khác cố định, khi cường độ ánh sáng tăng ta buộc phải giảm chỉ số ISO.





MÔ HÌNH CÁC YẾU TỐ PHƠI SÁNG
Cường độ ánh sáng
Ánh sáng là một trường liên tục các hạt mang năng lượng, để có thể dễ hình dung ta xem những hạt năng lượng trên giống như những giọt nước mưa. 
Cường độ ánh sáng càng cao thì giống như mưa mật độ càng cao, mưa càng nặng hạt. 
Với mô hình như vậy thì lượng thể tích nước thu được tương ứng như mức độ năng lượng của nguồn sáng
Khẩu độ là độ lớn (đường kính) của cửa lấy sáng vào phim hay tế bào quang điện. Ta mô phỏng nó như chiếc phễu thu những giọt nước mưa. Với phễu càng lớn, giống như khẩu độ càng lớn, thì sẽ thu được nhiều lượng nước hơn trên mỗi đơn vị thời gian (tức thu được nhiều năng lượng hoạt hoá hơn).

Giá trị của ISO càng thấp, nó đòi hỏi mức độ năng lượng hoạt hoá càng cao, ta mô phỏng nó như ống nghiệm thủy tinh có kích thước càng lớn.

Với việc mô hình hoá các yếu tố trên thì ta sẽ dễ dàng hiểu cách điều chỉnh bộ ba thông số điều chỉnh phơi sáng của máy ảnh.

Trường hợp 1:   Giống như chụp thay đổi ISO hay thay đổi tốc độ, cố định khẩu
- Cường độ ánh sáng cố định (tức nguồn sáng không thay đổi cường độ) giống như lượng mưa như nhau
- Nếu như khẩu độ cố định, tức là dùng các phễu hứng mưa như nhau
- Khi ISO càng cao (thể tích chứa cần càng thấp), thì ta cần thời gian hứng càng ngắn, tức tốc độ chụp nhanh. Ngược lại khi ISO càng thấp (thể tích chứa cần càng thấp), thì thời gian để thu đủ lượng nước cần thiết sẽ càng dài, tức tốc độ chụp càng chậm.

Kết luận: 
ISO tăng ==> Tốc độ chụp tăng;    ISO giảm==> Tốc độ chụp giảm
Tốc độ chụp tăng==> ISO tăng;     Tốc độ chụp giảm==>ISO giảm

Trường hợp 2:
- Xét trong trường hợp cường độ ánh sáng, tức lượng mưa, cố định
- Khi ta cố định yếu tố tốc độ chụp (tức thời gian chụp giống nhau)
- Khi mở rộng khẩu độ, tức tăng khả năng thu lượng nước, phải tăng thể tích ống nghiệm để tránh tràn, tức phải giảm chỉ số ISO. Ngược lại nếu ta giảm khẩu độ, thì buộc ta phải tăng ISO

Kết luận: 
Khẩu độ tăng ==> ISO giảm; Khẩu độ giảm ==> ISO tăng
ISO tăng ==> Khẩu độ giảm; ISO giảm ==> Khẩu độ tăng
Trường hợp 3:
- Xét trong trường hợp cường độ ánh sáng, tức lượng mưa, cố định
- Giá trị ISO cũng cố định
- Khi đó nếu ta tăng tốc độ chụp (giảm thời gian phơi sáng) ; thì đòi hỏi phải có khẩu độ tăng để mới thu đủ lượng năng lượng cần thiết. Ngược lại, nếu ta giảm tốc độ chụp (tăng thời gian phơi sáng) thì cần khẩu độ nhỏ
Kết luận:
Khi tăng tốc độ chụp==>Tăng khẩu độ; Giảm tốc độ chụp==>Giảm khẩu độ
Khi tăng khẩu độ==>Tăng tốc độ chụp; Khi giảm khẩu độ==>Giảm tốc độ chụp

Trường hợp mở rộng: 
Khi tăng cường độ ánh sáng, tức mật độ mưa dày hơn, thì những yếu tố còn lại cần phải:
- Giảm khẩu độ để giảm lưu lượng ánh sáng, hay
- Giảm thời gian (tăng tốc độ chụp) để lưu lượng ánh sáng thu giảm đi, hay
- Giảm chỉ số ISO, để thể tích chứa không gây tràn lớn hơn.


KHÁI NIỆM STOP TRONG CÁC BƯỚC CHỈNH
Chúng ta đã biết quan hệ tăng giảm tương ứng của các cặp yếu tố trong bộ ba thông số phơi sáng, giờ chúng ta tìm hiểu xem khi tăng một yếu tố, thì tăng giảm yếu tố còn lại tương ứng với mức độ nào.

Người ta đã thiết lập thang đo theo các bước Stop của ba thông số trên, chiều tăng Stop là chiều "thuận lợi việc điền đầy" năng lượng trên tế bào cảm biến hay hạt nhạy quang ghi hình. 

Chính nhờ đó việc tăng/giảm "n Stop" của yếu tố này sẽ được bù trừ giảm/tăng "n Stop" của các yếu tố còn lại thì vẫn giữ nguyên độ phơi sáng như nhau.

Nên ta cần hiểu được "thuận lợi việc điền đầy" là hướng nào trên thang chia của ba thông số cơ bản trong chỉnh độ phơi sáng, để biết cách bù trừ cho phù hợp.

- Tốc độ chụp giảm giúp "thuận lợi việc điền đầy", nên chiều giảm tốc độ là chiều tăng Stop



- Khẩu độ tăng giúp "thuận lợi việc điền đầy", nên chiều tăng khẩu độ là chiều tăng Stop




- ISO tăng gíup "thuận lợi việc điền đầy", nên chiều tăng ISO là chiều tăng Stop















# Tài liệu tham khảo

https://petapixel.com/exposure-triangle/ 

https://photographylife.com/what-is-exposure-triangle 




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tư duy phản biện

Ngày nay người ta nói nhiều đến tư duy phản biện, như là một phương cách tư duy để nhìn thấu trọn vẹn mọi vấn đề. Theo định nghĩa, thì tư du...