Trang

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2024

Hyperfocal distance - Khoảng cách lấy nét toàn cảnh

HYPERFOCAL DISTANCE - KHOẢNG CÁCH LẤY NÉT VÔ TẬN



Khi ta chỉnh lấy nét, thì tương ứng sẽ có một vùng rõ nét (DOF) trước và sau đối tượng được lấy nét. Như hình trên, ta thấy:
- Khi lấy nét vào bụi cây màu nâu, thì sẽ được vùng rõ nét trước và sau bụi cây, nhưng không làm rõ được hình của núi đá đằng sau.
- Khi ta lấy nét ở núi đá, tức là ở điểm vô cực (vô cùng) thì vùng rõ nét phía trước cũng không chứa bụi cây, nên khi chụp thì núi rõ và bụi cây không rõ.
- Và điểm lấy nét cuối cùng giúp ta lấy nét được từ khu vực bụi cây đến tận núi đá. Khi đó hình chụp sẽ tất cả đều rõ.

Việc xác định khoảng cách lấy nét, để có được sự rõ nét từ vùng gần người chụp kéo dài đến tận vô cùng được gọi là  Hyperfocal distance

Hyperfocal distance trong tiếng Việt có thể được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau, bao gồm:

- Khoảng cách siêu tiêu

- Khoảng cách trường sâu tối đa

- Khoảng cách lấy nét xa nhất

- Khoảng cách cận cực

- Khoảng cách toàn nét

- Khoảng cách nét sâu vô cùng

- Khoảng cách lấy nét toàn cảnh

CÁCH ĐỌC KHOẢNG CÁCH SIÊU TIÊU (HYPERFOCAL DISTANCE) TRÊN ỐNG KÍNH

Các bước đọc khoảng cách siêu tiêu trên ống kính như sau:
- Đọc giá trị khẩu độ f đã định. Như hình trên là hàng chữ trên cùng, có giá trị là 22
- Xoay vòng lấy nét trên ống kính để ký hiệu vô cùng nằm ở vị trí khẩu độ đã chọn trên vòng nhìn vùng rõ nét. Như hình, thì ta xoay vòng tương ứng hàng chữ trắng thứ 2, để ký hiệu vô cùng trùng vạch số 22 trên vòng nhìn độ nét (tương ứng hàng chữ trắng cuối cùng).
- Đọc giá trị khoảng cách rõ nét gần nhất trên vòng lấy nét tương ứng với vị trí vạch khẩu độ đã chọn còn lại. Như hình thì ta đọc vạch còn lại của chữ số 22 tương ứng trên vòng lấy nét là 1.x (nằm giữa 1m đến 1.5m), ước lượng khoảng 1.1m.
- Đọc gía trị khoảng cách lấy nét siêu tiêu trên vòng lấy nét tại vạch chuẩn trung tâm. Trên hình vạch chuẩn trung tâm là vạch tương ứng chấm màu đỏ. Ta có điểm lấy nét siêu tiêu khoảng 2.6m (nằm giữa 1.5 và 3 mét trên vòng lấy nét).


BẢNG TÍNH TOÁN KHOẢNG LẤY NÉT TOÀN CẢNH
Cho các máy chụp hình phim 35mm và cảm biến Full Frame (35MM FULL FRAME CAMERAS)

Cho một số máy ảnh cảm biến Crop (APS-C CROP SENSOR CAMERAS)

TÍNH TOÁN KHOẢNG CÁCH LẤY NÉT TOÀN CẢNH THEO CÔNG THỨC


Công thức khoảng cách lấy nét để có độ nét toàn cảnh:

Với:
- H: là khoảng cách cần lấy nét để có nét tòan cảnh, kết quả tính ra là mm
- Giá trị f: chính là giá trị Focal length (FC) - tiêu cự của ống kính, tính đơn vị mm
- Giá trị N: chính là f-stop của khẩu độ; ví dụ ống kính khẩu độ f/2.8, thì f-stop=2.8; N=2.8
- Giá trị C: là CoC, thường được lấy giá trị chuẩn cho máy full frame là 0.029mm, lấy gía trị 0.03

Công thức trên cũng có nhiều người rút gọn H= f^2/(NxC), vì cộng thêm f thì kết quả tính thay đổi không nhiều



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tư duy phản biện

Ngày nay người ta nói nhiều đến tư duy phản biện, như là một phương cách tư duy để nhìn thấu trọn vẹn mọi vấn đề. Theo định nghĩa, thì tư du...