Trang

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2022

Sử dụng tăng trơn (Oleamide và Erucamide) cho nhựa PE

Hiện nay người ta phát triển nhiều chủng loại chất tăng trơn (Slip agent) cho nhựa, như: hệ silan, các loại sáp imide hóa,… 

Nhưng những dòng có nguồn gốc từ tự nhiên được sử dụng nhiều, với những loại như: Erucamide, Oleamide.

Dưới đây là một số thông tin kỹ thuật về việc sử dụng những loại trên:

Theo hình 1 thì hệ số ma sát bề mặt (càng thấp thì bề mặt càng trơn) khi bổ sung tăng trơn sẽ giảm theo thời gian và đạt đến ngưỡng bão hoà ở khoảng hơn 100 giờ (sau 4 ngày). Độ trơn này gần như đã đạt được mức giảm trên 90% sau 24 giờ.
Khi sử dụng Oleamide thì độ giảm hệ số ma sát bề mặt xảy ra nhanh hơn, nên trong quá trìnhg gia công sẽ cảm nhận được sớm hơn. Tuy nhiên mức độ trơn của sản phẩm dùng Erucamide sẽ tốt hơn

Khi sử dụng ở hàm lượng 500ppm (tức 500gam trên 1 tấn nhựa) thì độ trơn sẽ kém hơn ở mức 1000ppm. Tức là hàm lượng càng cao thì lượng chất phụ gia trồi lên bề mặt càng nhiều và càng làm giảm độ ma sát bề mặt của sản phẩm. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là cứ càng tăng thì càng giảm. Khi vượt mức bão hoà của phụ gia trong nhựa thì phụ gia trồi lên bề mặt hình thành lớp phấn và hệ số ma sát đạt mức thấp nhất, không còn xuống thêm được nữa.
Qua hình cũng thấy giựa 2 loại Oleamide và Erucamide thì đáp ứng của chúng cũng tương tự nhau, không sai lệch quá lớn về độ trơn trên sản phẩm cuối cùng
Tuy nhiên trong thực tế đối với màng PE, thì ngưới ta thấy Oleamide sớm hình thành phấn trên bề mặt sản phẩm, dễ làm dơ lô dẫn và lấm vào sản phẩm.

Sử dụng ở lượng khoảng 1500ppm thì bắt đầu đạt đến ngưỡng bão hòa của giá trị hệ số ma sát bề mặt (COF).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tư duy phản biện

Ngày nay người ta nói nhiều đến tư duy phản biện, như là một phương cách tư duy để nhìn thấu trọn vẹn mọi vấn đề. Theo định nghĩa, thì tư du...